Miền Bắc (125)


Chùa Đại Dương Sùng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Phú Thị

Chùa thường được gọi là chùa Sủi hay chùa Phú Thị, tọa lạc ở xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Làng Phú Thị có tên nôm là Sủi, tên chữ Hán là Thổ Lỗi, là Siêu Loại, một làng Việt cổ, dải đất ngàn năm văn vật.
ĐT: 04. 8290221. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Đàm Thành.
Chùa được nguyên phi Ỷ Lan dựng vào năm 1115.  Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1633, 1636, 1641, 1701, 1821. Chùa được xây dựng cùng với đình và đền trên một khu đất cao thành một cụm kiến trúc, thông với nhau bằng các cửa nhỏ bên trong. Ngôi chùa hiện nay còn giữ được nhiều di tích của thế kỷ XVII, XVIII, XIX như bộ tượng Tam Thế Phật (tượng gỗ phủ sơn, cao 1,2m), tượng Bồ tát Quan Âm, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, các mảng chạm rồng ở vì kèo, khánh đá có niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 21 (1725), nhiều bia đá có niên đại Lê Trung hưng, đại hồng chung cao 1,35m đúc năm Cảnh Thịnh thứ 4 (1796). Ở chùa có điện thờ Bà nguyên phi Ỷ Lan.
Chùa ở xã Phú Thị là quê hương của nhiều nhà khoa bảng, nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Huy Nhuận (1677–1758), Đoàn Bá Dung (1670–…), Trịnh Bá Tướng (1700–1740), Nguyễn Huy Mãn (1688–1739), Nguyễn Huy Lượng (1750–1808), Cao Bá Quát (1808–1855) v.v…
Chùa có một không gian thoáng đãng hòa hợp với kiến trúc cổ tạo sự đa dạng trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Hàm Long

Tên thường gọi: Chùa Hàm LongChùa tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh  Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền

Chùa Đại Thánh Quan

Tên thường gọi: Chùa Đệ TứChùa thường gọi là chùa Đệ Tứ, tọa lạc ở thôn Đệ Tứ, xã Lộc Hạ, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa NànhChùa thường được gọi là chùa Nành, tọa lạc ở làng Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa

Chùa Động Ngọ

Tên thường gọi: Chùa Cập NhấtChùa thường gọi là chùa Cập Nhất, chùa Động Ngọ, tọa lạc ở thôn Cập Nhất, xã Tiên Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc

Chùa Đông Môn

Tên thường gọi: Chùa Cầu ĐôngChùa thường được gọi là chùa Cầu Đông, tọa lạc ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách