Miền Bắc (125)


Chùa Trấn Quốc

Tên thường gọi: Chùa Trấn Quốc

Chùa tọa lạc trên một bán đảo phía Đông Bắc hồ Tây, số 32 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế (544 – 548) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này.
Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời vua Lê Hy Tông  đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Chùa là nơi dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng như: Thiền sư Vân Phong, Tăng thống Khuông Việt Chân Lưu, Thiền sư Thảo Đường – người lập ra Thiền phái Thảo Đường vào năm 1069 dưới triều Lý Thánh Tông, Thiền sư Thông Biện, Thiền sư Giác Quán, Thiền sư Quảng Tế v.v…
Chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tát có giá trị nghệ thuật, đáng chú ý là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Ở sân chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat tặng khi đến thăm chùa vào ngày 24 – 3 – 1959.
Ngày 29 – 11 – 2003, chùa tổ chức khánh thành Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, tôn trí 66 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có một tháp sen Cửu phẩm Liên hoa tạc bằng đá.
Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Thanh Nhã.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962.
Chùa là ngôi cổ tự đầu tiên ở Hà Nội, là ngôi danh lam bậc nhất Việt Nam. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn Tăng Ni, Phật tử, du khách trong nước và nước ngoài đến chiêm bái.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Diên Hựu

Tên thường gọi: Chùa Một CộtChùa thường được gọi là chùa Một Cột, tọa lạc ở số 1 phố Chùa Một Cột,  phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT

Chùa Cảm Vu

Tên thường gọi: Chùa Bàn GiảnChùa thường gọi là chùa Bàn Giản, chùa Đông Lai, tọa lạc ở thôn Đông Lai, xã Bàn Giản, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Chùa thuộc

Chùa Sóc Thiên Vương

Tên thường gọi: Chùa Non NướcChùa thường được gọi là chùa Non Nước, tọa lạc tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội, ở độ cao 110m so với

Chùa Hàm Long

Tên thường gọi: Chùa Hàm LongChùa tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh  Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền

Chùa Phúc Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa TổChùa thường gọi là chùa Tổ, tọa lạc ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng từ

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách