Miền Bắc (125)


Chùa Quảng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Trăm Gian

Chùa thường gọi là chùa Trăm Gian hay chùa Tiên Lữ, tọa lạc trên núi Sở thuộc thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa gắn với truyền thuyết về một vị cao tăng tên là Nguyễn Lữ, hiệu Bình An, quê ở làng Bối Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, được người đời gọi là đức Thánh Bối.
Sách Lĩnh Nam chích quái ghi sự tích đức Thánh Bối có nhiều phép mầu thần thông. Bia Bối Động Thánh tích bi ký ở chùa Bối Khê cũng ghi những phép lạ của ngài khi xây chùa Trăm Gian: “Bấy giờ thợ thuyền có hơn trăm người, mà cơm chỉ thổi một niêu nhỏ. Ngài quay về Bối Khê lấy muối, một lát sau là quay lại ngay. Đến khi dọn mâm ra, bỗng nhiên hóa thành mâm cơm thịnh soạn. Ngày cất nóc, ngài đi guốc gỗ bước trên xà ngang xem nom. Năm ngài 95 tuổi, khi ấy vào ngày rằm tháng Chạp, ngài bước vào trong khám ngồi yên, rồi bảo các môn đệ đóng cửa vào và dặn sau một trăm ngày hễ có mùi thơm thì cho thờ cúng. Sau đó, các môn đệ mở khám thờ ra thì thấy hương thơm xông lên ngào ngạt, xa gần đều biết cả. Do vậy dân cả một vùng đều rất sùng phụng…”.
Nhiều nhà nghiên cứu ngày nay cho biết chùa được khởi dựng từ thời Lý Cao Tông (1176 – 1210). Ngôi chùa ngày nay đã được trùng tu nhiều lần qua nhiều thời đại.
Nhìn tổng thể, chùa chia thành ba cụm kiến trúc chính. Cụm thứ nhất gồm hai quán ở đường vào, trước đây dùng làm nơi đánh cờ người trong ngày hội. Gần đấy có nhà “Giá ngự”, nơi đặt kiệu Thánh trong lễ rước Thánh.
Cụm thứ hai là gác chuông hai tầng tám mái, dựng năm 1693. Tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794), có bài minh của Tiến sĩ Trần Bá Lãm.
Cụm thứ ba là ngôi chùa chính gồm bái đường, nhà thiêu hương và thượng điện. Chùa được gọi là chùa Trăm Gian vì quần thể kiến trúc ở đây có đến 100 gian nhà (tính bằng hai vì kèo tạo thành một gian). Hành lang hai dãy nối từ tiền đường đến hậu đường kết thành khối kiến trúc “nội Công ngoại Quốc”. Phía sau, tăng phòng bố cục chữ “Môn”.
Tiền đường lớn năm gian hai chái gắn với thượng điện tạo thành ba cụm thờ lớn gồm: Gian thờ Quan Âm tống tử, Đô đốc Đặng Tiến Đông (tướng của vua Quang Trung). Tượng Đô đốc tạc năm 1794 theo lối chân dung, cao 1,3m và tấm bia đá “Đặng Tướng công bi” khắc bài văn do Phan Huy Ích soạn năm 1797. Gian thờ chư Phật, Bồ tát. Gian thờ đức Thánh Bối. Tượng Thánh làm bằng mây đan, ngoài bọc vải phủ sơn.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có hơn 150 pho tượng bằng gỗ và đất nung phủ sơn. Bộ tượng Thập bát La hán và bộ tượng Thập Điện Minh Vương là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc bằng phù điêu gỗ sơn. Đặc biệt, ở gian giữa thượng điện có một bệ thờ Tam Thế Phật, hình khối chữ nhật bằng đất nung đỏ, chung quanh trang trí nhiều hình động vật và hoa lá, bốn góc có hình chim thần Garuda, trên là đài sen, được nhiều tư liệu cho niên đại thời Mạc.
Chùa còn có gác trống, treo một chiếc trống lớn và một khánh đồng đúc năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749).
Chùa Trăm Gian là ngôi cổ tự nổi tiếng vào bậc nhất ở Việt Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin  công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Tên thường gọi: Thiền viện Trúc Lâm Tây ThiênThiền viện tọa lạc tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, trong khu danh thắng Tam Đảo. Điện thoại: 0211.814207, 0211.814205.

Chùa Thần Quang (huyện Xuân Trườn)

Tên thường gọi: Chùa Keo, chùa Hành ThiệnChùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc

Chùa Phúc Lâm

Tên thường gọi: Chùa Dư HàngChùa Phúc Lâm thường gọi là chùa Dư Hàng hay chùa Hàng, tọa lạc ở số 121 phố Chùa Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành

Chùa Đồng Quang

Tên thường gọi: Chùa  Đồng QuangChùa tọa lạc tại số 15, ngõ 119, phố Tây Sơn, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Dưới thời Lê Trung Hưng, khu vực này là trường

Chùa Đại Phúc

Tên thường gọi: Chùa Ngọc TrụcChùa thường được gọi là chùa Ngọc Trục, tọa lạc ở thôn Ngọc Trục, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội. Chùa cách trung tâm

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách