Miền Bắc (125)


Chùa Thiên Trù

Tên thường gọi: Chùa Hương

Hương Sơn là một khu vực rộng lớn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, ven bờ phải sông  Đáy.
Nhiều chùa ở Hương Sơn được xây dựng với quy mô lớn vào thời Hậu Lê, nổi tiếng nhất là chùa Thiên Trù. Đến đầu thế  kỷ XX, đã có hơn một trăm ngôi chùa và động ở khu vực này. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Thiên Trù hay chùa Ngoài nằm gần bến Trò trên dòng suối Yến, được ngài Trần Đạo Viên Quang chân nhân dựng vào năm 1686 và được trùng tu, phát triển thành ngôi đại già lam ở các thế kỷ kế tiếp. Bom đạn chiến tranh đã phá hỏng ngôi chùa vào các năm 1947, 1948 và 1950. Di tích xưa nay chỉ còn lại tháp Thiên Thủy, tháp Viên Công – một công trình nghệ thuật đất nung thế kỷ XVII và bia đá.
Năm 1985, chùa đã xây gác chuông 8 mái ở sân Thiên Trù. Từ năm 1989, Thượng tọa Thích Viên Thành cùng Ban xây dựng chùa Hương đã thực hiện công việc quy hoạch và tôn tạo toàn vùng, xây dựng chùa Thiên Trù ngày nay trên nền móng chùa cũ. Thượng tọa viên tịch năm 2002, vị trụ trì đời thứ 11 của Sơn môn Hương Tích được nhập bảo tháp Chân Tịnh, một tháp đá xanh cấu trúc ba tầng mái cao 8,5m, được chế tác từ 53 phiến đá ở núi Nhồi, Thanh Hóa do một nhóm nghệ nhân ở Hoa Lư, Ninh Bình thực hiện năm 2003.
Từ chùa Thiên Trù, chúng ta có thể đến tham quan nhiều chùa – động khác ở Hương Sơn, như động Hinh Bồng, động Đại Binh, chùa Tiên, chùa Giải Oan, đền Cửa Võng, động Hương Tích… Gần 150 bậc đá dẫn vào lòng động, gọi là chùa Trong. Chùa là một hang đá khổng lồ với nhiều đụn nhũ lô nhô được đặt nhiều tên: Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, Máng Lợn, Nong Kén, Đầu Cậu, Đầu Cô… Trong động có thờ tượng Bà Chúa Ba, một hóa thân của Bồ tát Quan Âm và bút tích của Tĩnh vương Trịnh Sâm: “Nam Thiên đệ nhất động” (động Phật thứ nhất trời Nam).
Hằng năm, hội chùa Hương kéo dài từ mồng 6 tháng giêng đến giữa tháng ba (âm lịch), là một trong những lễ hội lớn ở nước ta, thu hút hàng vạn Phật tử, du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.
Thắng cảnh chùa Hương đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Thần Quang (huyện Xuân Trườn)

Tên thường gọi: Chùa Keo, chùa Hành ThiệnChùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc

Chùa Đông Thuần

Tên thường gọi: Chùa Đông ThuầnChùa còn được gọi là chùa Đông Hải, tọa lạc tại số 20, đại lộ Hồ Chí Minh, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải

Chùa Bà Đanh

Tên thường gọi: Chùa Trà PhươngChùa thường được gọi là chùa Trà Phương, chùa Thiên Phúc, tọa lạc ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Các Chùa Ở Yên Tử

Tên thường gọi: Chùa Lân, Chùa Cả, Chùa Đồng...Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa thuộc hệ

Chùa Sùng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Phúc ChỉChùa thường được gọi là chùa Phúc Chỉ, tọa lạc ở thôn Phúc Chỉ, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách