Miền Bắc (125)


Chùa Tư Phúc

Tên thường gọi: Chùa Côn Sơn

Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XIII. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa mở rộng chùa, dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì.
Chùa là một Tổ đình của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây bảo tháp Đăng Minh, thờ Xá lợi ngài ở lưng chừng núi Kỳ Lân. Hiện nay, giới khảo cổ đã tìm thấy di vật của một ngôi tháp gạch thời Trần cao gần 3m, phủ kín bằng 13 loại hoa văn tinh tế và sinh động. Đến đầu thế kỷ XVIII, do tháp bị đổ, chùa đã dựng lại tháp Đăng Minh bằng đá, 3 tầng, cao hơn 5m, đặt xá lợi và tượng Huyền Quang tôn giả.
Theo sách Hải Dương – Di tích và danh thắng (1999), chùa từng có quy mô 83 gian, có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, đài Cửu phẩm Liên hoa có 385 pho tượng…  Chùa hiện nay kiến trúc kiểu chữ Công (I), còn ngói mũi hài và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần. Sân chùa có 4 nhà bia, đặc biệt tấm bia khắc 3 chữ “Thanh Hư Động” là bút tích của Trần Duệ Tông, và tấm bia do Chiêu Dương Nguyễn Đức Minh soạn năm 1607 nói việc trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XVII do nhà sư Thích Pháp Nhẫn thực hiện. Nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Trần Nguyên Đán.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa được trùng tu vào năm 1995.
Sau chùa có Giếng Ngọc (mắt Kỳ Lân) nước trong vắt, có đường lên Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi với trên 600 bậc đá.
Cuối thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đến Côn Sơn, nhớ Nguyễn Trãi, xúc động viết :
Tịch thổ lâu đài cảnh trí kỳ
Cổ nhân trầm tích, dĩ y hy !
(Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây !)
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Bà Đanh

Tên thường gọi: Chùa Trà PhươngChùa thường được gọi là chùa Trà Phương, chùa Thiên Phúc, tọa lạc ở thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

Chùa Phúc Khánh

Tên thường gọi: Chùa SởChùa thường được gọi là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, phương Thịnh Quang, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. ĐT: 04.8532683. Chùa thuộc

Chùa Thiên Phúc

Tên thường gọi: Chùa ThầyChùa thường gọi là chùa Thầy hay chùa Cả, tọa lạc ở chân núi Sài, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội 35km

Chùa Vĩnh Khánh

Tên thường gọi: Chùa Võng ThịChùa thường gọi là chùa Võng Thị, tọa lạc ở khối 75 Võng Thị, phường Bưởi, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Sơn Thuỷ

Tên thường gọi: Chùa Non NướcChùa thường gọi là chùa Non Nước, tọa lạc chân núi Dục Thúy, phía đông bắc thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, bên bờ sông Đáy.

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách