Miền Bắc (125)


Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam Thanh

Chùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa được dựng từ thời Hậu Lê, trong động Tam Thanh.
Trong động có hồ Cảnh, nước luôn trong xanh. Chiều dài lòng động khoảng 50m với nhiều nhũ đá tạo những hình thù đẹp mắt, hấp dẫn du khách. Phía sau động, có cửa Thông Thiên thông lên đỉnh núi. Bia Tam Thanh ghi: “Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng người giỏi, thật khó mà miêu ta, tô vẽ được”.
Chùa có pho tượng đức Phật A Di Đà cao 2,20m, ngang 0,65m, được tạc nổi vào vách đá. Tượng tạc tư thế đứng, mang phong cách mỹ thuật thời Lê Mạc. Phía dưới tượng là cung Tam Bảo.
Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa có nhiều bia đá ghi việc tôn tạo, trùng tu chùa, như bia Ma Nhai được tạc vào năm 1677 có tên Thiền Động Pháp Luân Thường Chuyển. Các bia có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa, như tấm bia của Ngô Thì Sĩ tạc năm 1777, nội dung được dịch như sau:
Thong thả cưỡi lừa chơi động xưa,
Dùng dằng bên động cảnh càng ưa.
Suối trong, cuội đá đường reo gọi,
Núi trước nàng Tô dãi nắng mưa.
và tấm bia của Nguyễn Đoàn Đình Duyệt và Tôn Thất Tố làm năm 1918.
Đặc biệt, tấm bia do Tuần phủ Thái Bình Đào Trọng Vận viết năm 1924 là một tác phẩm văn học bằng chữ Nôm, nội dung như sau:
Xanh xanh xanh ngắt trấn Thành Tây,
Cảnh động này xây lắm vẻ say.
Non nước đi về quen bóng Hạc,
Gió mưa đưa đón thoảng làn mây…
Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm.
Đối diện với động Tam Thanh là hòn Vọng Phu nổi tiếng với truyền thuyết nàng Tô Thị đã ngóng chồng hóa đá đứng giữa trời.

Gần động Tam Thanh còn có hai động Nhất Thanh và Nhị Thanh. Ở các động trên, đều có bút tích của Ngô Thì Sĩ (đời Vua Lê Hiển Tông). Ở khu vực này còn có phố Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng, đã tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình của xứ Lạng:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin  công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962 (trong đợt xếp hạng những di tích đầu tiên ở nước ta).

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Sùng Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Phúc ChỉChùa thường được gọi là chùa Phúc Chỉ, tọa lạc ở thôn Phúc Chỉ, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Kiến Sơ

Tên thường gọi: Chùa Kiến SơChùa tọa lạc tại thôn Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do nhà sư Lập

Chùa Viên Minh

Tên thường gọi: Chùa Hai Bà TrưngChùa thường được gọi là chùa Hai Bà Trưng, tọa lạc tại phố Hương Viên, phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội, trong

Chùa Hương Tuyết

Tên thường gọi: Chùa Hương TuyếtChùa tọa lạc trong ngõ 205 phố Bạch Mai, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây

Chùa Phổ Minh

Tên thường gọi: Chùa ThápChùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Định. Chùa cách thành phố Nam Định

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách