Miền Nam (244)


Chùa Tiên Châu

Tên thường gọi: Chùa Tiên Châu

Chùa tọa lạc ở ấp Bình Lương, xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Chùa ở cù lao An Bình, cách trung tâm thị xã Vĩnh Long khoảng 1km theo hướng Tây – Tây bắc. Qua sông Cổ Chiên, chùa cách bến đò khoảng 100m. ĐT : 070.858965. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Sách Vĩnh Long – Di tích và danh thắng (Bảo tàng Vĩnh Long, 1998) cho biết chùa hình thành từ những năm 1740 – 1750, lúc đầu chỉ là một am nhỏ với tên gọi là chùa Di Đà. Chùa Di Đà ở huyện Vĩnh Bình do Hòa thượng Hoàng Đức Hội dựng ở bãi Bích Trân. Gọi là chùa Tiên Châu bởi xưa kia hai làng Bình Lương và An Thành cư dân thưa thớt, cảnh vật u nhàn. Một đêm trăng sáng, có người nông dân ra sông ngắm trời, chợt thấy một cảnh huyền ảo diễn ra . Ngoài bãi là một đoàn thiếu nữ kiều diễm thướt tha đang tắm dưới ánh trăng vàng lấp loáng. Người nông dân rón rén đến gần thì các tiên nữ biến mất, chỉ để lại những dấu chân nhỏ in trên cát. Do tích này mà nơi đây gọi là Tiên Châu (Bãi Tiên) và chùa xây dựng ở đây có tên là chùa Tiên Châu.
Kiến trúc mặt tiền và cổng chùa hiện nay được xây dựng từ năm 1961 – 1963. Chùa có 3 gian nối liền nhau gồm chánh điện, nhà Tổ và hậu liêu. Chùa có 96 cột tròn bằng danh mộc. Hầu hết các hiện vật trong chùa có niên đại thế kỷ XIX, mang giá trị nghệ thuật cao, các bao lam chạm khắc tinh xảo.
Diện tích chùa khoảng 7.500m2. Chùa có hai cổng ra vào, hàng rào gạch. Sân trước có hai cây bồ đề lớn, giữa sân có đài Bồ tát Quan Thế Âm.
Chùa đã qua bốn lần đại trùng tu. Lần trùng tu năm 1968, thầy Thích Giác Hoàng đã cho xây thêm tiền chánh điện. Năm 1992, thầy Thích Thành Chiếu đã cho xây dựng nhà trù và sửa chữa những hư hỏng trong chùa.
Điện Phật bài trí trang nghiêm. Tượng đức Phật A Di Đà và tượng đức Phật Thích Ca được tôn trí ở bàn thờ chính. Hai bên và mặt sau đặt thờ nhiều tượng như: Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Địa Tạng, Chuẩn Đề, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Minh Vương, Hộ Pháp, Tiêu Diện. Ngoại điện với kiến trúc thượng lầu hạ hiên thờ đức Phật Thích Ca và hai vị Hộ Pháp. Nhà Tổ thờ Tổ sư Đạt Ma cùng các linh vị và di ảnh quý vị trụ trì đã viên tịch.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Giác Thiên

Tên thường gọi: Chùa Giác ThiênChùa tọa lạc tại số 70 đường Trần Phú, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.   ĐT: 070.822328. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do bà Trương

Chùa Bửu Lâm

Tên thường gọi: Chùa Bửu LâmChùa tọa lạc tại đường Anh Giác, phường 3, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. ĐT: 073.876613. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do bà Nguyễn

Chùa Ngọc Đức

Tên thường gọi: Ngọc Đức.Địa chỉ: 41/22 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 83993.Tịnh xá toạ lạc tại số 41/22 đường Nguyễn Bảo (số cũ:

Tịnh xá Ngọc Viên

Tên thường gọi: Tịnh xá Ngọc ViênTịnh xá tọa lạc tại số 14/20/2 đường Xóm Chài, phường 2, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. ĐT: 070.823827. Chùa thuộc hệ phái Khất

Chùa Kh'Leang (Khmer)

Tên thường gọi: Chùa Kh'LeangChùa tọa lạc ở số 71 đường Lương Định Của, phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, ở ngay khu trung tâm thị xã. ĐT: 079.821340.

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách