Miền Trung (151)


Chùa Báo Quốc

Tên thường gọi: Chùa Báo Quốc

Chùa tọa lạc trên đồi Hàm Long, kiệt 1, đường Báo Quốc, phường Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.822297. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Sơn Thiên Thọ Tự, do Thiền sư Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần, nơi ngài Liễu Quán đến học đạo và ở lại trong 11 năm. Tổ Giác Phong viên tịch năm 1714.
Đến năm 1747, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát cho trùng tu chùa và ban cho chùa tấm biển chữ Hán “Sắc Tứ Báo Quốc Tự”, bên trái có ghi hàng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề, bên phải có dòng lạc khoản Cảnh Hưng bát niên hạ ngũ nguyệt cát nhật.
Vào thời Nguyễn, chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1808, Hoàng hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung (nặng 836 cân), bảo khánh... và đổi tên là chùa Thiên Thọ. Thiền sư Phổ Tịnh được cử làm trụ trì trong thời gian này.
Năm 1824, Vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc lấy tên “Báo Quốc Tự”. Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ tứ tuần khánh thọ vào năm 1830.
Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, Vua Tự Đức và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công trình khác. Chùa đã được liên tiếp trùng tu, mở rộng đến thế kỷ XIX.
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo, vào những năm 1930, chùa đã có nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài  cho Phật giáo. Năm 1935, Trường sơ đẳng Phật học được mở tại chùa. Đến năm 1940, Trường cao đẳng Phật học cũng lại được mở tại đây. Chùa trở thành một trung tâm đào tạo Tăng Ni cho đến ngày nay.
Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho việc tái thiết ngôi tổ đình trang nghiêm với nét kiến trúc cổ kính nói riêng.
Trụ trì ngôi chùa là Hoà thượng Thích Đức Thanh.
Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Huế xưa nay.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Kim Quang

Tên thường gọi: Chùa Kim QuangChùa tọa lạc tại số 18 đuờng Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Sách Những

Chùa Diệu Đức

Tên thường gọi: Chùa Diệu ĐứcChùa tọa lạc ở số 184/14 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.826412. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Nguyên Thiều

Tên thường gọi: Chùa Nguyên ThiềuChùa tọa lạc trên một quả đồi gần tháp Bánh Ít, thuộc thôn Đại Lễ, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. ĐT: 056.832115. Chùa

Chùa Phổ Nghiêm

Tên thường gọi: Chùa Trung KiênChùa còn có tên là Hoàng Lao hay Trung Kiên, tọa  lạc ở làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Chùa thuộc

Chùa Vạn Phước

Tên thường gọi: Chùa Vạn PhướcChùa tọa lạc ở số 24/120 đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.828948. Chùa thuộc hệ phái

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách