Miền Trung (151)


Chùa Từ Hiếu

Tên thường gọi: Chùa Từ Hiếu

Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi thông ở đường Lê Ngô Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.884051, 054.826989. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa ban đầu là am An Dưỡng do Hòa thượng Nhất Định dựng vào năm 1843, lúc ngài đã 60 tuổi, từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng về đây tu hành và chăm sóc mẹ già 80 tuổi. Ngài họ Nguyễn, người thôn Trung Kiên, tổng Bích La, huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị, sinh năm Giáp Thìn (1784). Bảy tuổi vào kinh xuất gia ở chùa Báo Quốc. Năm 1817, ngài trụ trì chùa Báo Quốc. Đến năm 1830, được ban giới đao độ điệp để làm trụ trì quán Linh Hựu, tăng cang chùa Giác Hoàng.
Sách Những ngôi chùa Huế (Hà Xuân Liêm, 2000) cho biết, ngài thế độ rất nhiều đệ tử, kể cả Tùng Thiện Quận Vương Miên Thẩm và Tuy Lý Quận Vương Miên Trinh (con thứ 10 và thứ 11 của vua Minh Mạng) là hai nhà thơ lớn đời Tự Đức. Nhưng nổi bậc nhất là các ngài : Hải Thuận – Lương Duyên, Hải Thiệu – Cương Kỷ và Hải Toàn – Linh Cơ. Ngài viên tịch vào năm 1847, tháp tên Diệu Quang, cao 7 tầng, xây sát vách chùa.
 Năm 1848, ngài Hải Thiệu – Cương Kỷ đã được các vị thái giám Dương Oai, Đặng Tín, Nguyễn Khanh và cung giám đã tổ chức tái thiết, mở rộng ngôi chùa. Chùa được vua Tự Đức ban tấm biển Sắc tứ Từ Hiếu Tự và được Hiệp Biện Đại học sĩ linh Thượng thư Bộ Hình Nguyễn Đăng Giai làm bài văn khắc vào bia đá năm 1849.
Chùa được tiếp tục trùng tu, chỉnh trang vào các năm 1865, 1894, 1931, 1962, 1971...
Cổng tam quan xây kiểu vòm cuốn hai tầng có mái, phía trên thờ tượng Hộ Pháp. Bên trong cổng là hồ bán nguyệt thả hoa sen, hoa súng được xây năm 1931. Chùa kiến trúc hình chữ “khẩu” với kiểu nhà trùng thiềm. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ tượng Tam Thế Phật.
Chùa có 8 tấm bia, như: An Dưỡng am Nhất Định Hòa thượng hành thự bi ký (1848), Sắc tứ Từ Hiếu tự bi ký (1849), Trùng tu Từ Hiếu tự bi ký (1885)…
Chùa là một ngôi Tổ đình ở Huế. Trước đây, chùa là một trong những nơi ấn hành kinh, luật của Phật giáo. Nhiều bản khắc in kinh còn lại như: Phật thuyết báo phụ mẫu trọng ân kinh, Pháp Bảo Đàn kinh…
Trụ trì chùa là Thượng toạ Thích Chí Mậu.
Chùa Từ Hiếu là danh lam thắng cảnh xưa nay của đất Thần Kinh.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Sùng Ân

Tên thường gọi: Chùa Sùng ÂnChùa thường được gọi là chùa Phật giáo Phan Rang, tọa lạc ở số 56  đường 21 tháng 8, thị xã Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh

Chùa Ba La Mật

Tên thường gọi: Chùa Ba La MậtChùa tọa lạc ở đường Nguyễn Sinh Cung, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054. 860521, 054.859301. Chùa thuộc hệ

Chùa Giác Hải

Tên thường gọi: Chùa Giác HảiChùa tọa lạc trên núi Ông Sư, thôn Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. ĐT: 058.612072. Từ Nha Trang theo quốc lộ

Chùa Tra Am

Tên thường gọi: Chùa Tra AmChùa tọa lạc ở thôn Kinh Tế, xã Thủy An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 054.832645. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa do

Chùa Kim Sơn

Tên thường gọi: Chùa Kim SơnChùa tọa lạc ở thôn Ngọc Hội, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách trung tâm thành phố khoảng 4km về hướng Tây

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách