Miền Bắc (125)


Chùa Hồng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Hòe Nhai

Chùa thường gọi là chùa Hòe Nhai hay Hòa Giai, tọa lạc ở số 19 phố Hàng Than, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tương truyền chùa được dựng vào thời Lý, đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1687, 1699, 1703, 1812, 1894, 1899, 1920, 1946 và 1952. Ở sân chùa có một số bia đá, trong đó có tấm bia dựng năm Chính Hòa thứ 24 (1703) do Tiến sĩ Hà Tông Mục soạn văn bia, ghi vị trí chùa ở tại Hòe Nhai, Đông Bộ Đầu (nơi quân dân ta chiến thắng quân Nguyên vào năm 1258, ở gần chùa).
Chánh điện được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng sơn son thếp vàng được tạc vào thế kỷ XVIII, đặc biệt là pho tượng đức Phật ngồi trên lưng một vị vua mặc triều phục đang quỳ. Vương Xuân Lợi trong sách Hà Nội – Di tích và văn vật (Sở Văn hóa và Thông tin Hà Nội, 1994) cho biết, tương truyền vào lúc bấy giờ, vua Lê Hy Tông thi hành chính sách chống Phật giáo rất hà khắc, vì vậy, Hòa thượng Tông Diễn, vị sư tổ thứ hai của chùa Hòe Nhai đã viết một bài biểu, bỏ vào một cái tráp, đem đến dâng vua và nói rằng: “Trong hộp có ngọc minh châu”. Nhà vua mở hộp ra xem, chỉ thấy một bài biểu đại ý nói nhà Lê sở dĩ  được lâu bền chính là nhờ sự độ trì của đức Phật. Sau đó, vua hạ chiếu sám hối, thay đổi thái độ đối với Phật giáo.
Chùa còn giữ nhiều sắc phong của các đời vua cho các danh tăng trụ trì. Về pháp khí, chùa có đại hồng chung đúc năm Tự Đức thứ 17 (1864), khánh đồng cao 1m, rộng 1,5m đúc năm Long Đức thứ 3 (1734).
Chùa là ngôi tổ đình Thiền phái Tào Động của Phật giáo miền Bắc.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1989.


 

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Đại Dương Sùng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Phú ThịChùa thường được gọi là chùa Sủi hay chùa Phú Thị, tọa lạc ở xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Làng Phú Thị

Chùa Đông Môn

Tên thường gọi: Chùa Cầu ĐôngChùa thường được gọi là chùa Cầu Đông, tọa lạc ở số 38B phố Hàng Đường, phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Chùa thuộc

Chùa Sùng Phúc (huyện Gia Lâm)

Tên thường gọi: Chùa Bà TấmChùa còn có tên là Linh Nhân Từ Phúc hay chùa Bà Tấm, tọa lạc ở xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Chùa

Chùa Lý Quốc Sư

Tên thường gọi: Chùa Lý Quốc SưChùa Lý Triều Quốc Sư tọa lạc ở số 50 phố Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. ĐT: 04.8261010, 04.9287084. Chùa thuộc hệ

Chùa Thần Quang (tỉnh Nam Định)

Tên thường gọi: Chùa Cổ LễChùa thường gọi là chùa Cổ Lễ, tọa lạc ở thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Tương truyền,

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách