Miền Bắc (125)


Chùa Đại Bi (huyện Thanh Oai)

Tên thường gọi: Chùa Bối Khê

Chùa thường gọi là chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Bối Khê được xây dựng vào thời Trần, khoảng năm 1338. Kiến trúc ngày nay là của những lần trùng tu vào thế kỷ XVIII và vào năm 1923.
Từ ngoài vào, phía trước chùa là một bãi đất rộng, nơi sừng sững một cây đa cổ thụ đầu làng. Ở đây, chúng ta thấy một cổng lớn, đó là cổng  chùa và cũng là cổng làng. Một con rạch nhỏ phía sau cổng, ngày xưa là dấu tích của dòng sông Đỗ Động, có cây cầu nhỏ bắc ngang.
Qua cầu, chúng ta bước đến tam quan của chùa. Tam quan có hai tầng tám mái, tầng trên  treo quả đại hồng chung.
Chùa kiến trúc theo kiểu “Nội Công Ngoại Quốc”. Phía trước thờ chư Phật, phía sau thờ Thánh, hai dãy hành lang hai bên, mỗi dãy bảy gian, đặt tượng Thập bát La-hán. Các dãy nhà quây quanh bốn phía, bọc tòa thượng điện và nhà thiêu hương ở giữa. Tòa thượng điện dựng trên nền cao, cột to và thấp, đầu đao góc mái uốn cong thanh thoát. Các bộ phận kiến trúc bằng gỗ được chạm trỗ khá công phu, mang dấu ấn nghệ thuật điêu khắc trang trí thời Trần, nhất là những đầu bẩy chạm rồng ở hàng hiên được đỡ bằng những cột vuông bằng đá. Đặc biệt, có một đầu bẩy ở góc mé trái, ngoài hình rồng còn chạm hình chim thần.
Chùa còn giữ được nhiều di vật cổ. Phía trong cùng tòa thượng điện đặt  một bệ đá Tam Thế có từ thời Trần, cao 1,16 m, ngang 2,5 m, sâu 1,16 m. Bệ đá có dáng của một khối chữ nhật lớn, chia làm ba phần: phần trên cùng là một đài sen lớn; phần giữa là thân bệ có nhiều gờ nổi, mặt trưóc chia ô chạm rồng mây, hoa lá..., bốn góc có bốn con chim thần (garuđa); phần dưới cùng là chân bệ làm theo kiểu sập chân quỳ dạ cá. Trong chùa có mấy cây đèn bằng gốm thời Mạc, đặc biệt ở thượng điện có tôn trí pho tượng Bồ-tát Quan Thế Âm được tạc vào thế kỷ XVI. Chùa có nhiều tấm bia ghi quá trình xây dựng và sự tích đức Thánh Bối, cổ nhất là bia Bối Động thánh tích bi ký, có niên đại giữa thế kỷ XV.
Cách một khoảng sân sau tòa thượng điện, nhà thờ Minh Đức chân nhân là một công trình kiến trúc bằng gỗ tuyệt đẹp với hai tầng tám mái. Theo sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), thì Ngài họ Nguyễn, húy là Nữ, tự Bình An, tu hành đắc đạo, tăng đồ theo thụ giáo rất đông. Trong sách Lĩnh Nam chích quái ghi sự tích của ông với nhiều phép lạ, có thể làm ra mưa, gọi ra gió. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ XV,  quân Minh xâm lược nước ta, có một toán giặc kéo tới chùa Trăm Gian (tức Quảng Nghiêm Tự ở Hà Tây ngày nay) phá tháp, đốt chùa. Trước việc làm ngang ngược đó, đức Thánh Bối nổi giận hóa phép làm ra một trận mưa dài ba ngày đêm, nước đỏ như máu, dâng cao tới ba thước, dìm chết hết lũ giặc gây tội ác.
Hằng năm, chùa mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng (âm lịch), dân chúng xa gần kéo đến lễ Phật, lễ Thánh và tham dự các trò vui dân gian như thi đánh cờ người, bịt mắt bắt dê, nghe hát chèo...
Trong khuôn viên chùa, có nhiều cây cổ thụ, vườn hoa cây cảnh xen giữa những cụm kiến trúc làm tôn lên vẻ u tịch của chốn thiền môn.
Chùa Bối Khê là một danh lam cổ tự ở nước ta. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Ảnh Chùa
Bình luận
Chưa có bình luận được tạo.

Chùa Thần Quang

Tên thường gọi: Chùa Ngũ XãChùa thường được gọi là chùa Ngũ Xã, tọa lạc ở số 44, phố Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Chùa thuộc

Chùa Sùng Phúc

Tên thường gọi: Chùa Tây PhươngChùa thường gọi là chùa Tây Phương, tọa lạc trên núi Tây Phương (xưa gọi là núi Câu Lậu) cao chừng 50m, thuộc xã Thạch Xá, huyện

Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam ThanhChùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng từ thời Hậu

Chùa Pháp Vân

Tên thường gọi: Chùa DâuChùa thường được gọi là chùa Dâu, tọa lạc ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh  Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30km. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Hàm Long

Tên thường gọi: Chùa Hàm LongChùa tọa lạc ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh  Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được xây dựng vào thời Lý, tương truyền

Top Chùa Việt
Chùa Tây Tạng
Bình Dương

Tên thường gọi: Tây Tạng.Địa chỉ: Phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, Bình Dương.ĐT: 0650 3823020.Chùa toạ lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã

Chùa Phước Quang
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Phước QuangChùa tọa lạc tại số 400/7 đường Hoàng Bá Huân, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8920499. Chùa thuộc hệ phái

Chùa Đại Giác
Lâm Đồng

Tên thường gọi: Chùa Đại GiácChùa tọa lạc trên núi Đại Lào, thuộc thôn Đại Lào, xã Lộc Châu, thị xã Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, trên quốc lộ từ thành phố

Chùa Pháp Trí
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Pháp TríChùa tọa lạc tại số 52/6B khu phố 5, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, với diện tích 1 ha. ĐT: 08.7240495. Chùa thuộc hệ phái Bắc

Chùa Thảo Đường
TP. Hồ Chí Minh

Tên thường gọi: Chùa Thảo ĐườngChùa tọa lạc tại số 335/42 đường Hùng Vương, phường 12, quận 6, TP. Hồ Chí Minh, trên khoảng đất rộng 900m2  nằm sát bờ rạch Ông

Sách